top of page
Search

6 NGUYÊN TẮC TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN

  • Writer: ÔNG THẦY LỘC
    ÔNG THẦY LỘC
  • Jul 19, 2020
  • 6 min read

đâu là Tiết kiệm, và đâu là Đầu tư.

Để làm chủ cuộc sống của bản thân, điều đầu tiên và quan trọng nhất cần phải biết làm chủ tài chính. Ai cũng biết rằng có nhiều tiền sẽ tốt hơn, nhưng liệu bạn nắm nhiều tiền trong tay có chắc rằng mang lại giá trị cao hơn cho sau này? Đó là lý do tại sao, các bạn cần biết phân biệt rõ, đâu là Tiết kiệm, và đâu là Đầu tư.


Sau đây, mình xin trích trong Wiki như sau:


Tiết kiệm, trong kinh tế học, là phần thu nhập có thể sử dụng không được chi vào tiêu dùng . Tiết kiệm cũng bao gồm việc giảm chi tiêu, như giảm chi phí định kỳ.


Trong kinh tế học, đầu tư có liên quan đến tiết kiệm và trì hoãn tiêu thụ. Đầu tư có liên quan đến nhiều khu vực của nền kinh tế, chẳng hạn như quản lý kinh doanhtài chính dù là cho hộ gia đình, doanh nghiệp, hoặc chính phủ.


Đọc xong 2 khái niệm trên, mình vẫn còn thấy lẫn lộn, huhu. Vậy thì nói cho đơn giản thì:


Tiết kiệm là Quỹ tiền dự phòng của bạn, chủ yếu là tiền mặt và chắt góp từ thu nhập.


Đầu tư là tiền mua một vật chất/ quyền có thể làm cho bản thân khoản đầu tư này tăng lên hoặc giảm xuống theo thị trường.



Tiết kiệm nói tưởng dễ, nhưng thực hiện thì khó.


3 Nguyên tắc cho Tiết kiệm


1. Tiết kiệm cần kỷ luật mặc dù không khó


Tiết kiệm nói tưởng dễ, nhưng thực hiện thì khó. Bạn biết sao không? Vì bạn vẫn còn có cảm giác rủng rĩnh mỗi khi có tiền trong tài khoản. Một lần nói thầm với bản thân “Mua cái áo này 50k chắc không sao đâu” thì là một lần nữa bạn đã tự làm ảnh hưởng đến 50K trong tương lai. Để có được kỷ luật tốt hơn, bạn nên gửi hẳn tiền từ lúc nhận lương vào 1 tài khoản dài hạn rút 1 lần, hoặc đưa cho một người “keo kiệt” nào đó tin tưởng giữ tiền cho bạn. Nếu bản thân mình sau 3 tháng không có được kỷ luật trong Tiết kiệm, bạn biết là phải chuyển sang phương pháp khác rồi đúng không nào.

2. Có chỉ số rõ ràng cố định từ 10% đến 15% thu nhập


Một chỉ số vàng cho Tiết kiệm là 10% đến 15% thu nhập của bản thân. VD, bạn đi làm 5 triệu, thì tức là cuối tháng để dành 500k. Cuối năm, cộng dồn lại bạn sẽ có 6 triệu (nếu trong ngân hàng thì có thể nhiều hơn 1 chút), đây là tiền mặt bạn có sẵn, không nhiều nhưng còn hơn cả năm qua đi, cảm thấy sức tàn vật kiệt mà lại không có dư đồng nào. 10% này là khoản dư ra không tính các khoản học tập, chi tiêu, đầu tư của bạn. Quá trình tích góp này sẽ tiếp tục cho đến khi có một cơ hội lớn để bạn phát triển hơn cuộc sống của mình, hoặc là dự phòng cho bất khả kháng.



Nợ sẽ cần sự hy sinh từ 1 vật thế thân khác của bạn, có thể là nhà, công việc, danh tiếng

3. Tiết kiệm là phao cứu sinh cho lúc không có khả năng lao động hoặc thất nghiệp, đừng dùng nợ để tự thấy an toàn


Chúng ta có nhiều cái học từ phương Tây, và cách dùng đòn bẩy nợ cũng là một cách kiểm soát tài chính từ họ. Suy cho cùng, nợ và tiền tự có đều mang lại vật chất, nhưng tiền của bạn thì không bao giờ làm bạn áp lực được, trong khi các khoản nợ thì sẽ rất nan giải nếu không có gì đảm bảo. Nợ sẽ cần sự hy sinh từ 1 vật thế thân khác của bạn, có thể là nhà, công việc, danh tiếng… và khi bạn không đủ khả năng duy trì các điều kiện trên, bạn sẽ mất một lúc cả 2 sự lựa chọn đó (thế thân và khả năng chi tiêu). Tiết kiệm không có khả năng giúp bạn mua được ngay vật chất, nhưng nó là chiếc bóng của bạn, sẽ kiểm soát tài chính trong khả năng và bảo vệ bạn khi rủi ro xảy đến.


3 Nguyên tắc cho Đầu tư


1. Các nhà đầu tư luôn có thể nhận hoặc mất tiền


Thật vậy, bạn đến với bất kỳ một hình thức đầu tư nào cũng mang lại sự gia tăng giá trị. Nhưng nên nhớ Thuyền to Sóng lớn, bạn đầu tư càng nhiều tiền, khoản tiền càng lớn, ít người có thể tham gia thì rủi ro cũng tăng theo. Khi tham gia vào việc đầu tư, bạn cần nắm chắc về việc sẽ có bao nhiêu phần trăm tiền dự phòng có thể đắp vào nếu thua lỗ, thì bạn sẽ xác định được khoản đầu tư nào nên theo. VD: mua 1 cây vàng giá 50tr, 1 tuần sau giảm còn 40tr và không có xu hướng tăng lên nữa, thì nên xem lại việc đầu tư dài hạn khoản này. Vì giá trị càng giảm lâu thì chẳng khác nào bạn mất tiền cho 1 khóa học 10tr?!

Tương tự với đầu tư vào Quyền: vd như việc học chẳng hạn. Bạn mỗi tháng chi 1 triệu cho học tiếng Hoa, nhưng vì thị trường không quan trọng sử dụng tiếng Hoa trong công việc, thì sau một thời gian kiến thức không còn sử dụng được nữa. Đến lúc đó bạn mong là sẽ xài được trong tương lai để gia tăng thu nhập nữa không?

2. Có 4 loại đầu tư chính


1. Đầu tư góp vốn, kinh doanh tăng trưởng: Bạn có tiền và kêu gọi đầu tư để kinh doanh (giống Shark Tank) và tiếp tục việc đưa một ý tưởng kinh doanh tiềm năng thành 1 công ty khởi nghiệp hoặc phương án kinh doanh của cá nhân. Đầu tư theo hình thức này, rất hay được ưa chuộng và được ưu tiên trước nhất ở tất cả các quốc gia. Vì không chỉ mang lại giá trị cho chủ doanh nghiệp mà cả xã hội. Ưu điểm lớn nhất của hình thức đầu tư này là bạn hoàn toàn kiểm soát được việc kinh doanh đầu tư.


2. Mua cổ phần, cổ phiếu, chứng khoán: Chứng khoán là các mảnh ghép tài sản của doanh nghiệp được chia nhỏ ra. Việc mua chứng khoán không còn quá xa lạ với những người có thu nhập nhàn rỗi. Vì một khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thì chứng khoán của công ty đó cũng được hoàn trả một cách hậu hĩnh. Quan trọng trong đầu tư cổ phiếu là phải hiểu biết quy luật và tâm lý vững vàng trong cuộc chơi.



Đầu tư giá trị lớn có mức chênh lệch rất cao, dao động từ 20% đến 200%.

3. Đầu tư tài sản giá trị lớn (được ưa chuộng) chênh lệch giá: tiêu biểu nhất là Vàng và Bất động sản tại Việt Nam. Đầu tư giá trị lớn có mức chênh lệch rất cao, dao động từ 20% đến 200%. (Bạn mua đất 100 triệu 10 năm về trước, sau 5 năm có thể lên 200 triệu) Khi tham gia vào thị trường bất động sản, bạn không có quyền kiểm soát thị trường và đây là cuộc chơi của các ông lớn. Chuyện bạn có thể làm giàu từ bất động sản chỉ là số ít, và trong những người đó đều có thông tin ngoài luồng để tăng cơ hội giảm rủi ro đầu tư cho họ. Tuy nhiên, giá trị thị trường nhìn chung của bất động sản đều gia tăng, nên nếu tích góp được số vốn lớn. Bạn có thể phát triển đầu tư ngay từ bây giờ.


4. Đầu tư dự phòng: là số tiền đem vào đầu tư cho những công ty, hoặc ngành nghề cốt lõi của quốc gia. Chẳng hạn như Y tế, giáo dục, năng lượng. Đầu tư dự phòng không mang lại lãi suất cao, nhưng giúp chống đỡ lạm phát và khuếch tán rủi ro cho việc đầu tư chứng khoán và bất động sản.


3. Mấu chốt của Đầu tư là gia tăng Tài sản


Giá cả đầu tư lớn hay nhỏ không quan trọng. Quan trọng nhất là tài sản hình thành trong tương lai của khoản đầu tư đó như thế nào. Vì khi bạn mua vào đầu tư một vật gì đó, sẽ có ngày bạn phải bán nó ra lại cho thị trường. Và điều quyết định đến sự ưa chuộng hay giá trị thật sự của khoản đầu tư đó là ở tài sản này đáng giá bao nhiêu?



Đầu tư dự phòng không mang lại lãi suất cao, nhưng giúp chống đỡ lạm phát và khuếch tán rủi ro

Tiết kiệm tiền sẽ làm ổn định tài chính của bạn. Không có tiền tiết kiệm và đầu tư, bạn cơ bản sống trên mặt đất không chắc chắn. Một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe, chi phí bất ngờ hoặc thay đổi trong công việc có thể khiến bạn rơi vào tình trạng khó khăn nếu không có tiền tiết kiệm hay đầu tư. Từ suy nghĩ đó, bạn có thể dễ dàng quyết định xem cái nào là tốt nhất cho mình và lựa chọn cho mình một tình hình tài chính chủ động ngay từ bây giờ nhé.


ongthayloc


コメント


bottom of page